Các nhà khảo cổ tìm thấy bức tranh 2.000 năm mô tả món ăn như pizza
Cặp đôi Hoàng gia Anh đã dành tặng người hâm mộ cái nhìn ngọt ngào về tình yêu của họ. Trong bức ảnh được nhiếp ảnh gia Will Warr chụp tại khuôn viên dinh thự Anmer Hall, Hoàng tử William nhẹ nhàng nghiêng người, đặt một nụ hôn lên má Công nương Kate, trong khi cô mỉm cười và nắm chặt tay chồng.Bức ảnh này thực tế đã xuất hiện lần đầu tiên trong một video thông báo của Công nương Kate hồi tháng 9.2024, khi cô chia sẻ rằng mình đã hoàn thành liệu trình hóa trị sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào đầu năm. Một số hình ảnh từ video, bao gồm khoảnh khắc bên các con, cũng xuất hiện trên thiệp Giáng sinh 2024 của gia đình Hoàng gia. Thậm chí, một trong những bức ảnh ấy đã được cặp đôi chọn làm ảnh đại diện trên các nền tảng mạng xã hội.Trong thời gian gần đây, Công tước và Công nương xứ Wales dường như ngày càng thể hiện tình cảm nhiều hơn trước công chúng. Hồi tháng 1, Hoàng tử William đã có một bài đăng đầy yêu thương nhân dịp sinh nhật lần thứ 43 của Kate."Gửi đến người vợ và người mẹ tuyệt vời nhất. Sức mạnh mà em đã thể hiện trong suốt năm qua thực sự phi thường. George, Charlotte, Louis và anh vô cùng tự hào về em. Chúc mừng sinh nhật, Catherine. Chúng tôi yêu em. W", Hoàng tử William viết trên Instagram ngày 9.1. Không chỉ Hoàng tử William thể hiện tình cảm, Công nương Kate cũng công khai gửi nhiều lời chúc ấm áp đến chồng nhân dịp sinh nhật của anh vào tháng 6 năm ngoái.Trong bối cảnh Hoàng gia Anh đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sức khỏe, Hoàng tử William đã không ngần ngại chia sẻ về quãng thời gian đầy khó khăn này khi cả Công nương Kate và Vua Charles III đều phải chiến đấu với bệnh ung thư: "Tôi vô cùng tự hào về vợ mình. Tôi cũng tự hào về cha tôi, vì cách ông đã đối mặt với mọi thử thách. Từ góc độ gia đình, có thể nói rằng đó là một khoảng thời gian cực kỳ khắc nghiệt".Ngày 14.1 năm nay, Công nương xứ Wales tuyên bố đã hoàn thành điều trị ung thư và bước vào giai đoạn thuyên giảm: "Thật nhẹ nhõm khi tôi đã vào giai đoạn thuyên giảm và hiện tại tôi đang tập trung vào quá trình hồi phục. Những ai từng trải qua bệnh ung thư sẽ hiểu rằng cần có thời gian để thích nghi với một cuộc sống mới".Đồng Nai: Thăm hỏi, tặng quà cho công nhân gặp tai nạn lao động
Theo đó, ngày 2.12.2024, UBND TP.Thủ Đức ban hành công văn số 11872 về việc rà soát, xử lý các công trình xây dựng sân thể thao ngoài trời và các công trình phụ trợ vi phạm xây dựng trên địa bàn TP.Thủ Đức.UBND TP.Thủ Đức đã giao Chủ tịch UBND 34 phường chỉ đạo tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết, không để phát sinh các điểm nóng các công trình có mái che làm sân thể thao không phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc không đúng mục đích sử dụng đất; công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng.Căn cứ ý kiến chỉ đạo nêu trên, một số phường đã có tập trung tiến hành xử lý các công trình vi phạm. Tuy nhiên chưa thực hiện triệt để và vẫn còn phát sinh nhiều công trình xây dựng mới trên đất không phù hợp quy hoạch xây dựng, không đúng mục đích sử dụng đất mà chưa xử lý kịp thời và dứt điểm. Từ cơ sở trên, UBND TP.Thủ Đức đề nghị Chủ tịch UBND 34 phường rà soát thống kê các công trình có mái che làm sân thể thao không phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc không đúng mục đích sử dụng đất; công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng trên địa bàn phường quản lý. Báo cáo về UBND TP.Thủ Đức (thông qua Thanh tra Xây dựng) trước ngày 28.2.2025 để tổng hợp báo cáo Thường trực UBND TP.Thủ Đức. Đồng thời tăng cường công tác nắm bắt địa bàn, thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm và dứt điểm các trường hợp vi phạm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt đối với các công trình xây dựng sân thể thao ngoài trời và các công trình phụ trợ vi phạm trật tự xây dựng và các vi phạm khác về đất đai, xây dựng. Tăng cường công tác phối hợp thực hiện nghiêm quyết định số 17/2024 của UBND TP.HCM về ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM...Sau khi xử lý đảm bảo đúng các quy định pháp luật và dứt điểm các trường hợp vi phạm, báo cáo kết quả cho UBND TP.Thủ Đức (thông qua Thanh tra Xây dựng tổng hợp báo cáo hàng tháng cho UBND TP.Thủ Đức). UBND TP.Thủ Đức đề nghị Chủ tịch UBND 34 phường nghiêm túc thực hiện.Trước đó Báo Thanh Niên đã có bài viết " Sân pickleball 'lấn' đất nông nghiệp, nhà kho, công viên" phản ánh phong trào chơi môn thể thao pickleball phát triển mạnh kéo theo hàng loạt sân bóng được đầu tư nhanh chóng. Tại TP.HCM, không quá lời khi nói ở đâu có đất trống, ở đó có sân pickleball, bất kể là đất nông nghiệp hay đất quy hoạch làm công viên, làm đường... Vi phạm trật tự xây dựng khi xây dựng các sân pickleball diễn ra tràn lan và nhiều địa phương đã mạnh tay xử lý các vi phạm trên, trong đó có TP.Thủ Đức.
Man City đồng ý khoản chi khủng để bằng mọi giá đoạt được ‘cỗ máy ghi bàn’
Ngày 26.1, mạng xã hội lan truyền clip một ô tô biển vàng bất ngờ tự chạy trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Lúc này, xung quanh có rất nhiều người. Một số người cố gắng kéo chiếc xe lại, số khác dùng các vật cản chặn chiếc ô tô nhưng bất thành.Chiếc ô tô vẫn di chuyển từ từ về phía trước. Xung quanh có nhiều tiếng la "tránh ra... xe không có tài xế, xe tự chạy".Qua xác minh, sự việc xảy ra vào tối 25.1 (26 tết) tại tuyến đường nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Đại diện lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, thời điểm trên ô tô không có người bên trong. Người lái xe thấy sự việc thì chạy đến và đơn vị sau đó cử lực lượng ngăn lại. Ô tô di chuyển một đoạn ngắn thì dừng lại sau khi vướng vào gờ một hàng rào.Nguồn tin riêng khác của Báo Thanh Niên cho biết, khi phát hiện vụ việc, người dân, lực lượng an ninh sân bay đã kịp đến xử lý. Vụ việc không gây thiệt hại về tài sản, người, cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất.Tài xế thừa nhận nguyên nhân do quên về P (chế độ đỗ xe), quên tháo dây an toàn và không nhấn nút phanh điện tử.
Bệnh viện Quân y 121 hiện tổ chức 35 khoa, ban với hơn 550 cán bộ, nhân viên; trong đó trên 75% thầy thuốc điều trị có trình độ sau đại học. Lượng bệnh nhân đến khám bình quân hơn 1.000 người/ngày.Với việc đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, Bệnh viện Quân y 121 đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tất cả bệnh nhân bảo hiểm y tế đến từ các tỉnh thành. Nhiều trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán, điều trị như máy CT Scanner, máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA chẩn đoán kịp thời bệnh lý tim mạch, mạch máu não), máy chụp xạ hình (Spect CT giúp xạ hình thận, xạ hình xương, xạ hình tuyến giáp), máy siêu âm đàn hồi gan (Fibroscan), máy nội soi tiêu hóa, máy đo độ loãng xương, máy kéo giãn cột sống...Thời gian qua, Bệnh viện Quân y 121 đã xử lý thành công nhiều ca bệnh khó như liệt tứ chi do tổn thương đĩa đệm sống lưng, sống cổ; vết thương thấu tim do dao đâm; khối u não cực lớn; rắn độc cắn thập tử nhất sinh; thay khớp háng cho nữ bệnh nhân 100 tuổi…Ngày 15.3.2024, Bệnh viện Quân y 121 kỷ niệm 60 năm thành lập với nhiều tự hào khi 2 lần tập thể, 5 cá nhân được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.Ngày 7.7.2024, lễ động thổ Dự án xây dựng Bệnh viện Quân y 121 được diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo các cấp. Dự án có tổng mức đầu tư 110 tỉ đồng, tiếp tục mở ra giai đoạn phát triển mới cho Bệnh viện Quân y 121.Trước đó, Bệnh viện Quân y 121 đã hoàn thành giai đoạn 1 xây dựng hoàn chỉnh khu điều trị nội trú khang trang, khu kỹ thuật cao hiện đại, khoa truyền nhiễm, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa dinh dưỡng, nhà chỉ huy viện, khu làm việc khối cơ quan, hệ thống cây xanh, sân, đường…Năm 2024, các khoa mắt, ngoại chấn thương, ngoại thần kinh, nội tim mạch… đã có những đột phá mới, thu hút đông bệnh nhân đến khám và điều trị.Năm 2024, Bệnh viện Quân y 121 đã khám 261.061 lượt bệnh nhân (tăng 8,04% so cùng kỳ năm 2023), thu dung 68.743 bệnh nhân (tăng 22,27%), cấp cứu 17.998 bệnh nhân (tăng 1,73%), chẩn đoán hình ảnh 173.699 ca (tăng 12,36%), chẩn đoán chức năng 54.713 ca (tăng 9,14%), nội soi 6.469 ca (tăng 3,59%), điều trị nội trú 28.470 bệnh nhân (tăng 12,47%), phẫu thuật 7.243 ca (tăng 31,14%)…Năm 2025, Bệnh viện Quân y 121 tiếp tục phát triển nhiều kỹ thuật điều trị mới, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu chuyên môn khám chữa bệnh; đồng thời sớm hoàn chỉnh thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bệnh viện Quân y 121- cơ sở 2 Phú Quốc…
Truyền thông Indonesia vỡ òa: U.23 Hàn Quốc chỉ có vậy, chúng ta là lá cờ đầu!
Việt Nam hiện có 4 loại vắc xin cúm mùa lưu hành, đem lại hiệu quả tương đồng, trong đó sản phẩm duy nhất do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên thế giới mắc bệnh cúm, trong đó khoảng 500.000 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 1-1,8 triệu ca mắc cúm.Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó bệnh cúm có thể xuất hiện quanh năm. Bệnh cúm thường gây ra bởi 3 chủng virus cúm A, B và C. Trong đó, cúm A phổ biến nhất trong các đợt cúm mùa, thường xuất hiện các biến chủng mới và liên tục biến đổi, khả năng lây nhiễm cao, dễ gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến nhiều đợt dịch. Chủng cúm này thường là tổ hợp giữa các kháng nguyên H và N tạo ra các tác nhân gây bệnh như cúm A/H3N2, A/H1N1. Trong khi đó, cúm B thường gây ra những ổ dịch lẻ tẻ. Còn cúm C thì hiếm gặp.Các đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn… Ở những đối tượng này, cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có.Điểm đặc biệt của vi rút cúm mùa là khả năng biến đổi liên tục hàng năm, tạo ra nhiều chủng cúm khác nhau. Do đó, vắc xin cúm cũng được sản xuất theo mùa, luôn cập nhật, thay đổi và sản xuất mới thường xuyên để ứng phó với những chủng cúm lưu hành tại mỗi thời điểm theo khuyến cáo của WHO, giúp tối ưu khả năng bảo vệ sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh cúm mùa nói riêng thì vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 4 loại vắc xin cúm mùa, trong đó có 3 loại nhập khẩu từ Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và một loại vắc xin do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của IVAC. Điểm chung của cả 4 loại vắc xin này là đều được sản xuất theo công nghệ vắc xin bất hoạt, có thành phần tương đương nhau.Ivacflu-S là vắc xin cúm mùa duy nhất do Việt Nam sản xuất, được WHO và Tổ chức Y tế toàn cầu PATH (trụ sở tại Mỹ) hỗ trợ phát triển từ cơ sở vật chất, công nghệ đến thử nghiệm lâm sàng. "Trước đây, trong giai đoạn đầu phát triển và được cấp phép, đối tượng chỉ định của vắc xin Ivacflu-S có giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng chỉ định của vắc xin cúm Ivacflu-S cũng tương đồng với các loại vắc xin của nước ngoài, là từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể nói, về kỹ thuật, công nghệ, công thức thành phần, đối tượng chỉ định của cả 4 loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay là tương đồng với nhau", TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết.Nói về thời điểm tiêm vắc xin cúm, TS Dương Hữu Thái cho biết thêm cúm mùa tại Việt Nam được chia thành hai mùa dịch chính là mùa Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Nam bán cầu (từ tháng 4 đến tháng 9). Như vậy, thời điểm người dân tiêm chủng tốt nhất nên tiêm trước 2 tuần đến 1 tháng trước khi mùa cúm bùng phát. "Việc tiêm vắc xin sớm nhằm đón đầu mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt nhất. Đối với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, có thể tiêm nhắc lại 2 lần/năm. Ngoài ra cần chọn đúng loại vắc xin được khuyến cáo cho mỗi mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu để tăng cường hiệu quả bảo vệ", TS Thái nói.Được biết, hằng năm, 6 tháng 1 lần, WHO dựa trên dữ liệu dịch tễ học và di truyền của virus cúm để khuyến cáo các chủng sử dụng trong thành phần vắc xin cúm mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.Thông tin thêm về vắc xin 4 chủng và 3 chủng, TS Dương Hữu Thái cho biết trước đây, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin 4 chủng gồm: A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu về sự lưu hành các chủng cúm trên toàn cầu, cho thấy từ tháng 3.2020 đến nay, không còn thấy sự lưu hành của chủng cúm B/Yamagata. Do đó, WHO đã khuyến cáo loại trừ thành phần chủng B/Yamagata khỏi vắc xin cúm mùa, nhằm tối ưu hiệu quả phòng bệnh. Từ năm 2025, Mỹ và một số quốc gia đã chính thức chuyển sang sử dụng vắc xin 3 chủng (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria). Hiện tại, IVAC cũng sản xuất vắc xin cúm Ivacflu-S theo công thức 3 chủng, với công suất khoảng 1 triệu liều mỗi năm và dự kiến nâng công suất lên 3 triệu liều/năm vào năm 2030. Đồng thời, IVAC cũng đang nghiên cứu phát triển vắc xin cúm đóng sẵn trong bơm tiêm để tăng tính tiện lợi, giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Từ nhiều năm nay, Ivacflu-S đã được phân phối và lưu hành rộng rãi trên cả nước. Người dân có thể đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin cúm mùa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Việc tiêm vắc xin đầy đủ, đúng thời điểm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan cúm trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân.